Skip Main Navigation

Đôi giày ẩm ướt, bốc mùi hôi khó chịu sẽ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Nhất là trong những ngày trời mưa, nồm ẩm mùi hôi của giày ướt sẽ càng khó chịu hơn. Không chỉ khiến giày dễ bị hỏng, đi giày ẩm còn là nguyên nhân của nấm và hôi chân. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến bạn 10 mẹo làm khô giày ướt nhanh chóng và hiệu quả. Mời các bạn cùng theo dõi.

Đi giày ẩm ướt sẽ ảnh hưởng thế nào?

Đi giày ướt không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ. Cụ thể như sau:

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Tác hại đầu tiên của việc đi giày ướt là khiến chân bạn bị lạnh. Nếu việc này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Từ đó gây ra rất nhiều bệnh lý như cúm, cảm lạnh, sốt… sau khi bạn đi giày ướt trong thời gian dài.

Đôi giày ẩm, hôi sẽ gây bệnh nấm cho chân

Không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đi giày ướt còn tạo điều kiện cho sự phát triển và sinh sôi của các loại nấm, vi khuẩn. Gây ra bệnh viêm da chân, nấm chân và có thể gây hôi chân dai dẳng. Ngoài ra một đôi giày ẩm ướt còn gây ra mùi khó chịu khiến người mang cảm thấy tự ti, mặc cảm.

Dễ làm hỏng giày

Giày tiếp xúc với nước quá nhiều sẽ khiến giày bị hư hỏng, bong tróc, phai màu. Giày da còn có thể bị mốc và lên nấm.

10 cách làm khô giày ướt nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả

Nếu bạn chưa biết cách làm khô giày ướt như thế nào thì hãy tham khảo 10 cách mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Dùng khăn giấy

Việc giày bị ẩm ướt trong những ngày mưa là không thể tránh khỏi. Để làm khô giày nhanh chóng thì bạn hãy lấy miếng lót ra giặt sạch rồi lau khô nó.

Với phần thân giày, bạn có thể sử dụng khăn giấy để làm khô theo cách sau đây:

Lau sạch bề mặt giày và gót giày bằng khăn ướt, có thể nhúng thêm cồn để tác dụng tẩy sạch vết bẩn được cao hơn. Sau đó, nhét thêm khăn giấy khô vào bên trong giày. Để giày ở nơi khô thoáng qua đêm đến sáng hôm sau bạn sẽ thấy giày đã khô và có thể sử dụng như bình thường.

Sử dụng phấn rôm làm khô giày

Phấn rôm có khả năng hút ẩm và khử mùi hôi của giày rất hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể dùng phấn rôm để làm khô giày theo các bước sau:

Đầu tiên, chuẩn bị phấn rôm và 1 chiếc khăn mềm. Tiếp đến, sử dụng khăn mềm lau thật kỹ để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt giày rồi rắc phấn rôm vào bên trong giày để hút ẩm. Sau đó, bạn rắc thêm một lớp phấn mỏng nữa sau đó để giày ở nơi khô thoáng qua đêm. Sáng hôm sau giày sẽ khô và bạn có thể dùng bình thường.

Dùng muối biển làm khô giày ẩm

Dùng muối biển làm khô giày là một cách đơn giản được rất nhiều người áp dụng. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm muối trắng, chảo và 2 miếng khăn sạch. Tiếp đến bạn sử dụng chảo rang muối cho đến khi nóng. Cho muối vào bên trong một miếng vải sạch, cuộn lại rồi nhét vào trong giày. Sau một tiếng, tiếp tục thực hiện tương tự như vậy. Bạn cứ lặp lại cho đến khi thấy giày khô hẳn thì dừng lại.

Sử dụng báo giấy làm khô giày

Dùng giấy báo cũng là một cách làm khô giày nhanh đơn giản và dễ thực hiện.  Nó không chỉ có tác dụng hút ẩm mà dùng giấy báo còn hỗ trợ loại bỏ mùi hôi khó chịu của giày bị ẩm mốc. Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu gồm khăn mềm sạch và giấy báo. Lau qua giày bằng khăn mềm để loại bỏ bớt bụi bẩn trên bề mặt. Xé nhỏ giấy báo thành từng viên nhỏ rồi cho vào bên trong giày. Để giày ở nơi khô thoáng qua đêm, đến hôm sau giày sẽ khô và bạn có thể đi bình thường.

Dùng máy sấy làm khô giày ẩm

Nếu bạn không có những nguyên liệu bên trên thì hãy sử dụng máy sấy để làm khô giày nhé. Dưới đây là cách thực hiện cụ thể:

Đầu tiên, dùng khăn mềm lau qua 1 lượt để loại bỏ bụi bẩn. Bật máy sấy và để ở chế độ nhiệt vừa phải, sau đó đặt máy sấy cách giày. 15-20cm rồi tiến hành sấy giày. Sấy từ trong ra ngoài, máy sấy hướng thẳng góc. Sau khi sấy khoảng 30-45 phút, hãy để giày ở nơi khô ráo, thoáng mát 1 lúc rồi mới sử dụng.

Gạo

Dùng gạo làm khô giày là một mẹo đơn giản, hiệu quả được nhiều người áp dụng. Tất cả những gì bạn cần làm là đặt đôi giày bị ướt vào bên trong thùng gạo và đậy kín.

Tiến hành ủ trong khoảng 2 tiếng, gạo sẽ hút hết toàn bộ nước và hơi ẩm bên trong giúp đôi giày được làm khô nhanh chóng. Tuy nhiên dùng phương pháp này sẽ tốn khá nhiều gạo nên bạn cần cân nhắc trước khi thực hiện.

Quạt máy

Nếu bạn đang có một đôi giày da hoặc giày thể thao đế gel thì có thể thử cách làm khô giày bằng quạt máy. Đầu tiên, tháo lót giày và phơi riêng hoặc dùng máy sấy khô. Sau đó bạn treo giày vào móc rồi đặt trước quạt, bật mức gió phù hợp và để trong khoảng vài tiếng để giày nhanh chóng được làm khô.

 Dùng máy nóng lạnh, điều hòa

Dàn nóng của điều hòa phả ra rất nhiều hơi nóng, nên bạn có thể sử dụng lượng nhiệt này để làm khô giày nhanh. Nhưng bạn cần lưu ý đến khoảng cách treo giày. Do nhiệt độ của dàn máy quá cao sẽ khiến giày bị bong tróc và hư hỏng. Phương pháp này chỉ nên thực hiện với giày vải hoặc giày cotton. Tuyệt đối không dùng trên giày da hoặc giày da lộn.

Dùng sáp nến

Sáp nến sẽ tạo ra một lớp màng mỏng bảo vệ cho đôi giày của bạn không bị ướt khi trời mưa. Để thực hiện, bạn chỉ cần sử dụng một lượng sáp nến vừa đủ chà nhẹ lên bề mặt giày. Sau đó dùng máy sấy hơ nhẹ để sáp nến chảy đều ra và bám chắc lại. Có thể thử khả năng chống nước bằng cách đổ một ít nước lên bề mặt giày. Nếu giày không bị ướt thì có nghĩa bạn đã thành công 100%.

Nhưng phương pháp này cũng có nhược điểm là chỉ bảo vệ giày ở bên ngoài còn bên trong giày thì không. Để loại bỏ lớp sáp nến, bạn chỉ cần ngâm giày trong nước nóng khoảng 60-70 độ C. Tuy nhiên, cần xem kỹ hướng dẫn nhiệt độ của từng chất liệu giày theo nhà sản xuất để căn chỉnh nhiệt độ phù hợp hơn.

Sử dụng dung dịch chống thấm nước

Dùng dung dịch chống thấm nước cho giày sẽ tạo thành một lớp màng bảo vệ hiệu quả. Không những thế còn giúp giày của bạn không bị thấm nước hoặc bám bẩn nếu đi khi trời mưa.

Các loại dung dịch hiện nay thường được làm từ dạng xịt. Bạn chỉ cần xịt một lớp mỏng lên giày trước khi sử dụng, sau đó chải đều để dung dịch thấm vào giày hiệu quả hơn. Phương pháp này có thể bảo vệ lớp da lộn trong khoảng vài tháng.

Cách bảo quản giày luôn được khô áo, thơm tho

Ngoài những cách làm khô giày nhanh phía trên, bạn có thể tham khảo thêm một số mẹo bảo quản để giày luôn được thơm tho và sạch sẽ:

Sau khi đi mưa không nên để giày trong tủ

Dù thời tiết nắng hay mưa thì bạn cũng không nên cất giày ngay vào tủ khi mới đi ngoài đường về. Sau một ngày dài sử dụng thì bên trong giày sẽ khá ẩm ướt. Đây là môi trường tuyệt vời để các loại nấm phát triển và tạo ra mùi hôi. Vì thế bạn hãy phơi giày ở bên ngoài để giày khô thoáng rồi mới cất vào tủ.

Phơi giày ở những nơi khô thoáng

Phơi giày ở những nơi khô thoáng, có ánh nắng tự nhiên sẽ hạn chế được tình trạng nấm mốc, ngoài ra còn giúp giày luôn được khô ráo và sạch sẽ.

Không nên đi giày khi trời mưa

Cách tốt nhất để giày không bị ẩm ướt là không nên đi giày dưới trời mưa mà thay vào đó bạn có thể đi dép hoặc giày chống thấm nước. Nếu trong tình huống bắt buộc thì bạn nên bọc thêm túi ni lông bên ngoài để nước mưa không ngấm vào bên trong giày.

Qua bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến cho bạn một số cách làm khô giày ướt nhanh chóng, hiệu quả và đơn giản. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm những mẹo bổ ích để bảo vệ đôi giày của mình khi bị ẩm ướt.