Skip Main Navigation

Một đôi giày chạy bộ chỉ mang đến cảm giác thoải mái thôi là chưa đủ mà còn phải đảm bảo được độ bền cao và khả năng bảo vệ đôi chân tốt khi chạy trên quãng đường dài. Còn chần chờ gì mà bạn không xem ngay bài viết dưới đây để biết được các tiêu chí chọn giày chạy bộ như thế nào cho hợp lý nhé.

Phải xác định được loại giày chạy bộ như thế nào cho phù hợp

Để có thể lựa chọn được đôi giày chạy phù hợp thì bạn phải xác định được mục đích và địa hình để tìm được loại giày bảo vệ tốt đôi chân của mình. Cụ thể như sau:

Xác định được địa hình mà bạn thường chạy

+ Với địa hình dễ: Các mẫu giày chạy bộ trên địa hình dễ sẽ được thiết kế với bề mặt đồng đều, cấu trúc đế cứng cùng kích thước nhẹ giúp duy trì tốc độ tốt hơn. Mẫu giày có đế nông cung cấp lực kéo tiếp đất, phần đệm mỏng và rộng mang đến cảm giác thoải mái hơn khi tiếp xúc với mặt đường.

+ Với địa hình gồ ghề: với loại hình gồ ghề thì loại giày được làm từ chất liệu chắc chắn, có lớp phủ chống mài mòn là phù hợp nhất. Đồng thời phần ngón chân sẽ có tác tấm đệm giúp bảo vệ đôi chân khỏi sỏi, đá, rễ cây. Phần thân của giày được thiết kế cứng cáp giúp cho đôi chân ổn định mỗi khi di chuyển trên mặt đường.

+ Vượt địa hình: Loại giày này được làm từ vật liệu có độ đàn hồi tốt. Đế được làm từ bọt Polyurethane có khả năng bảo vệ tối đa lòng bàn chân. Đồng thời cấu trúc của giày cũng được nâng cấp để hạn chế bị trượt khi chạy bộ.

Chọn giày dựa vào cách mà bạn chạy bộ

+ Chân bình thường: Đây là kiểu chạy tự nhiên của người có thói quen chạy bằng gót chân. Vì thế nên 1 phần nhỏ của gót chân và 1 phần giữa bàn chân sẽ bị mài mòn. Bạn hãy chọn loại giày tăng tính ổn định là được.

+ Chân lệch trong: Với kiểu chạy này sẽ khiến cho đôi giày bị mòn tại phần má trong của bàn chân. Điều đó khiến cho người chạy bị đau chân nếu như chạy nhiều. Một đôi giày giúp kiểm soát chuyển động cũng như tăng tính ổn định sẽ là rất cần thiết.

+ Chân lệch ngoài: Kiểu chạy này sẽ khiến phần rìa bên ngoài giày bị mài mòn. Do đó, bạn hãy chọn loại giày có phần lót đệm bổ trợ cân bằng trọng lực có thể sẽ là phù hợp nhất.

+ Chân trần (chạy tối giản): Những đôi giày truyền thống thì chân sẽ chạm gót trước. Vì vậy phần gót sẽ có phần đệm cao. Với kiểu chạy này sẽ khiến cho mũi chân và giữa bàn chân tiếp xúc đất trước. Lựa chọn được một đôi giày mang đến sự ổn định là vô cùng hợp lý.

Những kiểu giày chạy bộ phổ biến nhất hiện nay

Kiểu giày chạy bộ có đệm

Đây là loại giày giúp hấp thụ các phản lực từ mặt đất và hỗ trợ tốt cho phần má ngoài bàn chân. Kiểu giày chạy bộ này rất hợp dành cho những người chân bị lật ngoài. Tuy nhiên với những bạn có đôi chân bình thường vẫn có thể sử dụng được.

Loại giày tăng sự ổn định

Kiểu giày này thường được trang bị 1 miếng đệm cứng ở lòng bàn chân và giúp tăng cường lớp đệm bị lõm ở lòng bàn chân. Giày này rất thích hợp với những người bị lật chân với độ nghiêng từ trung bình đến ít. Từ đó giúp làm giảm lực tác động xuống bàn chân.

Giày kiểm soát chuyển động

Đặc điểm của giày là gót cứng. Gót có khuông thẳng hơn bình thường để chống lại các hiện tượng lật ngoài. Những bạn có kiểu chạy lật trong nên sử dụng loại giày này giúp bảo vệ đôi chân tốt hơn.

Loại giày chân trần

Kiểu giày này có phần đế rất mỏng chỉ từ 3-4mm nằm giữa bàn chân với mặt đất. Ngoài ra giày chân trần đều không có sự chênh lệch chỉ số độ cao giữa mũi giày và gót giày. Do đó, người chạy bộ nên tiếp đất bằng ức bàn chân hoặc lòng bàn chân để giảm lực tác động. Nhưng có 1 điều là đế giày chân trần chỉ cung cấp sự bảo vệ cơ bản, giúp tránh các thương gây nên trên mặt đường. Vì vậy bạn hãy cân nhắc kỹ về địa hình khi lựa chọn loại giày này. 

Mẫu giày tối giản

Mẫu giày này mang thiết kế tối giản phù hợp với địa hình chạy bình thường. Giày có cấu trúc siêu nhẹ, gót giày cao hơn mũi tầm 4-8mm, không có đệm lòng bàn chân hoặc rất mỏng. Loại giày này nên tiếp đất bằng lòng bàn chân và chuyển động tự nhiên.

Chọn giày chạy bộ dựa trên thông số

Thông số phần mũ giày chạy bộ

Phần mũ giày chính là lớp màng thoáng khí không thấm nước. Phần này có công dụng liên kết với lớp vải lót trong của giày. Bên cạnh đó, lớp màng còn ngăn hơi ẩm xâm nhập giúp cho đôi chân luôn thông thoáng. Chất liệu làm màng cũng rất đa dạng như:

Da tổng hợp: Vật liệu da mềm có khả năng chống trầy được tổng hợp từ Nylon và Polyester. Đặc điểm ưu việt của loại da này là nhanh khô, nhẹ, dễ thoáng khí hơn da thật và không cần thời gian chạy rà trước khi sử dụng.

Sợi nylon: Đây là loại vật liệu tổng hợp có độ bền khá cao. Được dùng để giảm tổng trọng lượng giày và góp phần tăng độ ổn định.

Lớp phủ nhựa TPU thường được phủ lên trên giúp thoáng khí cho giày. Bên cạnh đó, chúng giúp bảo vệ giày khỏi các tác động vật lý như trầy - xước và tăng độ ổn định, độ bền cho giày.

Đế và đệm của giày chạy bộ

Đệm đế giày chính là lớp đệm nằm giữa phần ngoài và mũ giày. Cụ thể như sau:

Xốp EVA là loại chất liệu được dùng nhiều để làm đế giày. Giày có thể chèn 1 hoặc nhiều miếng chồng lên nhau để tạo cảm giác khác lạ.

Phần đệm lòng bàn chân: Cũng được cấu tạo từ xốp EVA cứng có khả năng tăng độ bền, độ cứng cho sản phẩm. Đồng thời, lớp đệm này còn gia tăng độ ổn định và giảm thiểu các chấn thương như lật bàn chân khi sử dụng.

Phiến giày: Cấu tạo từ các vật liệu nylon hoặc TPU mỏng nên có tính linh hoạt cao. Điều này giúp vận động nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn tạo độ cứng cáp ở phần đế tại vị trí ức bàn chân. Plates thường được dùng cho các loại giày chạy đường mòn, giúp bảo vệ giày khỏi tác động xấu của sỏi đá, rễ cây.

Shanks: Bộ phận giúp làm cứng phần giữa của giày. Từ đó giúp bảo vệ lòng và gót bàn chân khi chạy cường độ cao hoặc trên các địa hình gập ghềnh. 

Phần đế giày

Đế giày chủ yếu được làm từ 2 loại cao su đó là:

Cao su Carbon: Có độ cứng cáp cao nên thường được làm đế giày chạy đường mòn nhằm chống lại sự ăn mòn cũng như sự hư hỏng từ sỏi đá.

Cao su nở: Độ êm tốt hơn cao su carbon. Được tìm thấy chủ yếu ở phần đế tại ức bàn chân. Bên cạnh đó, cao su nở còn là thành phần chủ yếu của đế giày đường bằng để tối thiểu trọng lượng.

Quan tâm đến chỉ số Heel-to-toe-drop của giày chạy bộ

Chỉ số này cho thấy sự chênh lệch độ cao của gót và mũi giày. Chỉ số này quyết định đến việc tiếp đất của đôi giày. Chỉ số này chia làm 4 loại:

Dốc cao (9-12mm): Có thiết kế nhiều đệm ở gót chân giảm tối đa thiệt hại khi chấn thương nhất là những người đáp gót. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến bước chạy của bạn không được thoải mái, tự nhiên.

Dốc trung bình (5-8mm): Giúp êm chân cùng bước chạy tự nhiên hơn. Các newbie mới tập chạy thì nên chạy giày có độ dốc này là thích hợp.

Dốc thấp (1-4mm): Chân phải chịu nhiều lực khi sử dụng loại dốc này. Nhất là phần khớp cổ chân và gót chân asin (achilles), bắp chân. Nếu chọn mẫu này, bạn nên tập thêm phần cổ và bắp chân sau trong nhiều giờ.

Phẳng: Cực nhẹ khi vận động nhưng rủi ro gặp chấn thương do không có lớp đệm là rất cao.

Bộ phận ở sau gót giày

Heel Counter là phần cứng bao quanh gót giúp hỗ trợ chuyển động. Nhiều hãng còn lót thêm 1 miếng nêm giúp tăng độ êm ái cho gót chân.

Lớp đệm tại lòng bàn chân

Đây là phần đặt vào mặt lõm của lòng bàn chân. Phần này giúp hỗ trợ chuyển động, hạn chế khả năng lật lòng bàn chân ra ngoài hoặc vào trong.

Bài viết trên Becks Jacob đã chia sẻ đến bạn một số tips để chọn giày chạy bộ phù hợp. Becks Jacob là đơn vị chuyên phân phối các thương hiệu giày chạy bộ chính hãng như Nike, Puma, New Balance, Lotto, 2xu…Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình nhất.